From our Blog

Hiển thị các bài đăng có nhãn thegioi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thegioi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Nga nổi giận trước "so sánh Hitler" của Bộ trưởng Đức

Bộ Ngoại giao Nga ngày 3/4 đã đệ phản đối lên đại sứ Đức sau khi một bộ trưởng của Đức được cho là đã so sánh việc Nga cho Crimea sáp nhập vào nước này với hành động của Hitler năm 1938.

Vào Tin tức số 1để xem thêm tin tức xã hội

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble 

Tờ Der Spiegel của Đức hôm thứ hai vừa qua cho hay Bộ trưởng Tài chính nước này Wolfgang Schaeuble đã so sánh việc Nga cho sáp nhập Crimea vào tháng trước giống với sự hiếu chiến của Hitler ở Tiệp Khắc ngay trước thềm Thế chiến II. 

Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố khẳng định những so sánh lịch sử như trên là "không thể chấp nhận được", là "khiêu khích" và Nga đã trao phản đối chính thức cho đại sứ Đức tại Mátxcơva, Ruediger von Fritsch. 

Tuy nhiên, vào ngày hôm qua, khi trả lời câu hỏi của đài truyền hình Đức, Bộ trưởng Schaeuble phủ nhận ông so sánh việc sáp nhập Crimea với hành động của Hitler. "Tôi không khờ dại đến mức so sánh Hitler với bất kỳ ai. Người khác có thể làm thế nhưng chính trị gia Đức thì không", ông nói. 

Ông giải thích báo chí đăng tải thông tin tại một sự kiện của Bộ Tài chính và "một nửa câu nói của ông được trích dẫn ngoài bối cảnh". 

Schaeuble được cho là đã nói với các học sinh tại sự kiện: "Những phương thức như thế đã được Hitler dùng ở Sudetenland", ám chỉ đến việc Nga cho sáp nhập Crimea. Vùng nói tiếng Đức Bohemia, Sudetenland, của Tiệp Khắc đã bị cắt vào Đức năm 1938 ngay khi Thế chiến II nổ ra.

Vào Tin tức số 1để xem thêm tin tức xã hội
Vũ Quý<dantri>

Trận địa pháo châu Á - Thái Bình Dương

Bất chấp xu hướng tập trung tăng cường tàu chiến và máy bay, hệ thống pháo lục quân vẫn chiếm vai trò quan trọng trong chiến lược của nhiều nước.

Vào Tin tức số 1để xem thêm tin tức xã hội
 
Pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc trong một đợt tập trận - Ảnh: Cleveland.com
Lâu nay, do tranh chấp chủ quyền trên biển có chiều hướng gia tăng và thay đổi chiến lược trong khu vực khiến các nước tập trung tăng cường tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa hiện đại. Tuy nhiên, vụ Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên nã pháo vừa qua được các chuyên gia xem là bằng chứng cho thấy pháo hạng nặng vẫn chưa hề bị lãng quên.
Tạp chí quốc phòng Defense Review Asia (DRA) dẫn lời giới quan sát khẳng định số lượng các hệ thống đạn pháo vẫn tăng đều đặn trong quân đội các nước châu Á - Thái Bình Dương. 
Các đại gia khu vực
Hiện nay, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore là những quốc gia được đánh giá đủ khả năng tự sản xuất pháo hạng nặng, theo DRA. Công ty Samsung Techwin của Hàn Quốc nổi tiếng với pháo tự hành K-9, nặng 46,3 tấn và có cỡ nòng 155 mm. Hàng trăm khẩu K-9 đã được lục quân Hàn Quốc đưa vào biên chế và con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 1.000 khẩu.
Nhiều công ty quân sự Nhật Bản cũng đang tự nghiên cứu hoặc sản xuất theo nhượng quyền nhiều loại pháo cho lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF). Hiện nay, GSDF sở hữu 54 khẩu Type 99, cỡ nòng 155 mm và có tầm bắn lên tới 40 km của Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi. Ngoài ra, các đơn vị pháo binh Nhật được cho là đủ khả năng chống trả mọi lực lượng đổ bộ lên các hòn đảo của nước này nhờ 91 khẩu pháo tự hành M110A2 203 mm kết hợp với 479 khẩu pháo kéo FH-70 155 mm.
Trung Quốc, nước có tranh chấp chủ quyền với Nhật và Hàn Quốc, thì đang sở hữu hơn 6.000 khẩu pháo kéo và 1.700 pháo tự hành, phần lớn từ thời Liên Xô, theo DRA. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, Trung Quốc tự sản xuất pháo tự hành cỡ nòng 155 mm như PLZ05 được quảng cáo là có tầm bắn lên tới 100 km. Thế nhưng, giới chuyên gia quân sự tỏ ra rất nghi ngờ vì phần lớn những loại đầu đạn điều khiển chính xác chỉ có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách từ 22 - 64 km.
Ở khu vực Đông Nam Á, mới duy nhất có Singapore tự sản xuất 2 hệ thống pháo kéo Pegasus 155 mm và pháo tự hành Primus 155 mm.
Mạnh mẽ và linh hoạt
Tuy pháo bánh xích vẫn là chủ lực của lục quân các nước nhưng theo DRA, trong thời gian gần đây, hệ thống pháo gắn trên xe tải đang ngày càng chứng tỏ sức hút vì chi phí vận hành thấp hơn mà lại cơ động hơn và hỏa lực không thua kém.
Samsung Techwin đã được Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đặt hàng chế tạo nhiều hệ thống pháo gắn trên xe tải như EVO-105 được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực của K-9. Lục quân Hàn Quốc dự kiến mua 800 khẩu EVO-105 và sẽ nhận những đơn vị đầu tiên vào năm 2017. Ngoài ra, Samsung Techwin đang có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu EVO-105.
Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đang rất quan tâm tới việc tăng cường hệ thống pháo gắn trên xe tải. Hồi năm 2006, nước này trở thành quốc gia châu Á đầu tiên mua 6 khẩu pháo CAESAR 155 mm của Công ty Nexter (Pháp). Tuy nhiên, do hệ thống điện tử của CAESAR có vấn đề khi vận hành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nên Bangkok đang tích cực tìm giải pháp thay thế.
DRA dẫn lời đại tá Teera Nakmalee thuộc Trung tâm sản xuất vũ khí của lục quân Thái tiết lộ họ đang phát triển pháo cỡ nòng 155 mm sử dụng công nghệ gắn trên xe tải của Israel để thay thế CAESAR với chi phí thấp hơn. Lục quân sẽ nhận những khẩu đầu tiên trong năm nay.
Theo chân Thái Lan là Indonesia với hợp đồng đặt mua 37 khẩu CAESARS hồi năm 2012, còn Myanmar cũng được cho là đã đặt hàng 150 hệ thống pháo gắn xe tải SH1 của Trung Quốc.
Vào Tin tức số 1để xem thêm tin tức xã hội
Văn Khoa<Theo Thanh niên online>

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Hạ viện Nga hủy thỏa thuận hạm đội Biển Đen với Ukraine

Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga ngày 31/3 đã bỏ phiếu hủy thỏa thuận giữa Mátxcơva và Kiev về hạm đội Biển Đen, đồng thời đình chỉ việc thanh toán tiền thuê căn cứ hải quân Sevastopol cho Ukraine cũng như ngừng việc xóa nợ cho nước này.

Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ không trả tiền thuê cho Ukraine
Thủ tướng Nga Medvedev thăm Crimea
Thủ tướng Nga Medvedev thăm Crimea
Theo kênh truyền hình RT, hạ viện Nga đã bác tổng cộng 4 thỏa thuận về địa vị của căn cứ hải quân tại Sevastopol, bao gồm thỏa thuận năm 1997 giữa Mátxcơva và Kiev, mà theo đó Nga chính thức tiếp nhận một phần của hạm đội Biển Đen thời Xô Viết và bắt đầu thuê căn cứ hải quân Sevastopol từ Ukraine, cũng như thỏa thuận năm 2010 về việc gia hạn thuê tới năm 2042, kèm theo lựa chọn gia hạn thêm 5 năm.
Trong khuôn khổ các thỏa thuận này, hàng năm Nga phải chi trả cho Ukraine 526,5 triệu USD để thuê căn cứ này, cũng như xóa nợ cho Kiev 97,75 triệu USD để đổi lại quyền sử dụng vùng nước, tần số liên lạc và bồi thường cho các tác động môi trường mà hạm đội Biển Đen gây ra.
Ngoài số tàu thuyền, hải quân Nga được phép đóng quân với tối đa 25.000 binh sỹ, 24 hệ thống pháo binh, 132 xe thiết giáp và 22 máy bay quân sự trên lãnh thổ Crimea.
Các nghị sỹ quyết định, việc Crimea được sáp nhập vào Nga chính là yếu tố dẫn tới các thỏa thuận bị hủy bỏ, và Nga không còn có nghĩa vụ phải thanh toán tiền thuê.
Do thỏa thuận ngày 18/3, vốn khẳng định khu vực Biển Đen là một phần của Liên bang Nga, “chủ thể của thỏa thuận Nga - Ukraine sẽ không còn tồn tại”, chủ tịch Ủy ban Duma về cộng đồng các quốc gia độc lập Leonid Slutsky khẳng định.

“Từ nay trở đi địa vị pháp lý và tình trạng của hạm đội Biển Đen đóng quân tại thành phố Sevastopol sẽ bị điều chỉnh trong khuôn khổ hiến pháp của Liên bang Nga”, ông Slutsky tuyên bố và xem cuộc bỏ phiếu có “tính lịch sử”.
tintucso1

Tổng cộng 443/450 nghị sỹ đã bỏ phiếu ủng hộ quyết định này, vượt xa mức tối thiểu cần thiết 226 phiếu. Tuy nhiên, theo luật pháp Nga, một đạo luật như vậy trước hết cần được Hội đồng liên bang, hay Thượng viện, bỏ phiếu trước khi được thực thi. Dự kiến trong hôm nay, Thượng viện Nga sẽ có phiên họp bất thường để bỏ phiếu về vấn đề này.
Thứ Sáu tuần trước, Bộ ngoại giao Nga đã gửi một công hàm tới đại sứ quán Ukraine tại Mátxcơva để thông báo tới phía Ukraine việc dự thảo luật nêu trên đã được Tổng thống Putin đệ trình lên quốc hội. Công hàm cũng nêu rõ ý định của Nga trong việc chuyển giao các khí tài của Ukraine còn đang giữ tại Crimea.

tintucso1

Cùng ngày, Bộ trưởng ngoại giao của chính phủ mới tại Ukraine Evgeny Perebiynis khẳng định với báo giới rằng “trong trường hợp phía Nga bác bỏ các thỏa thuận này, hạm đội cua Nga có mặt tại Crimea sẽ là phi pháp”.
Thanh Tùng
Theo RT

Hải quân 6 nước diễn tập chung trên Biển Đông

Tàu hải quân từ 6 nước gồm Nga, Indonesia, Nhật Bản, Việt Nam, Úc và Philippines đã khởi động giai đoạn đầu của cuộc diễn tập hải quân đa quốc gia mang tên “Komodo-2014” ở Biển Đông.


tintucso1

Các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương Nga tham gia cuộc diễn tập cứu hộ trên Biển Đông.
Thông tin được hãng thông tấn Nga Itar-tass dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Nga, Đại tá Hải quân Roman Martov, cho biết vào ngày 31/3.
Theo Đại tá Martov, chiến hạm của Nga kết hợp với các lực lượng đa quốc gia tiến hành diễn tập tìm kiếm cứu nạn, diễn tập thông tin liên lạc và máy bay trực thăng trong đợt diễn tập chung này. Vào sáng qua, các lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn người trên biển đã đến khu vực quần đảo Natuna, Indonesia.
“Bước tiếp theo sẽ là trao đổi máy bay trực thăng tìm kiếm và cứu hộ”, ông cho hay. Cũng theo ông, trong ngày đầu tiên của cuộc diễn tập, trực thăng từ tàu khu trục chống tàu ngầm Nga Tàu đô đốc Shaposhnikov, tàu khu trục nhỏ của Indonesia Yos Sudarso và tàu khu trục của Nhật Akebono lần lượt “đổ” các đội cứu hộ xuống các tàu hải quân. Vào buổi tối, tàu của các lực lượng đa quốc gia dự kiến diễn tập liên lạc.
Vào ngày hôm nay cuộc diễn tập sẽ được tiếp tục ngoài khơi Natuna. Lính thủy của một số quốc gia Châu Á -Thái Bình Dương sẽ cùng tiến hành chiến dịch sơ tán các nạn nhân giả định trong thảm họa sóng thần. Họ sẽ được đưa ra khỏi khu vực thiên tai trên các máy bay trực thăng của lực lượng không quân.
Buổi lễ chính thức khởi động Komodo 2014 đã được tiến hành ở đảo Batam, Indonesia, vào ngày chủ nhật vừa qua.

tintucso1

Các tàu của hạm đội Thái Bình Dương Nga tham gia cuộc diễn tập gồm tàu đô đốc Shaposhnikov, tàu tiếp liệu Irkut và tàu dịch vụ Alatau.
Cuộc diễn tập sẽ kéo dài tới 3/4 tới.
Vũ Quý
Theo Đài tiếng nói nước Nga, Itar-tass

“Tướng Trung Quốc bị nghi bán hàng trăm chức vụ để lấy tiền”

Một tướng quân đội Trung Quốc bị cáo buộc bán hàng trăm vị trí trong quân đội, thu về hàng triệu USD, các nguồn tin có liên hệ tới quân đội và ban lãnh đạo Trung Quốc cho biết, trong vụ bê bối có thể là lớn nhất trong quân đội nước này 2 thập niên qua. 

tintucso1


Tướng Gu Junshan đã bị bắt vì tội tham nhũng.
Trung tướng Gu Junshan, 57 tuổi, người đã bị sa thải khỏi chức vụ phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần Quân đội giải phóng Trung Quốc vào năm 2012, đã bị buộc tội tham nhũng, nhận hối lộ, lạm dụng công quỹ, lạm dụng quyền lực, hãng tin Xinhua cho biết vào cuối ngày 31/3 trong một bản tin ngắn mà không tiết lộ các thông tin chi tiết.
Ông Gu sẽ bị xét xử bởi một tòa án quân đội, Xinhua đưa tin.

Các cáo buốc chống lại ông Gu cho thấy quyết định của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm vạch trần những việc làm sai trái trong giới quan chức quân đội cấp cao, vốn có ảnh hưởng đáng kể đối với ban lãnh đạo Trung Quốc.
Vụ bê bối của ông Gu có thể làm lu mờ vụ việc được miêu tả là xì-căng-đan nghiêm trọng nhất trong quân đội Trung Quốc - một đường dây buôn lậu lớn bị phanh phui vào cuối những năm 1990 tại thành phố Hạ Môn liên quan tới cả giới chức quân đội và chính phủ cấp cao. Người cầm đầu đường dây, Lai Changxing, đã bị dẫn độ từ Canada về nước và bị kết án tù chung thân hồi năm 2012.
3 nguồn tin giấu tên có liên hệ tới quân đội và ban lãnh đạo Trung Quốc cho biết một trong những tội danh chính mà ông Gu bị cáo buộc là bán các chức vụ để lấy tiền.
“Ông Gu đã bán hàng trăm chức vụ”, một nguồn tin tiết lộ.
Không phải tất cả các quan chức quân đội Trung Quốc được thăng chức trong những năm gần đây phải trả tiền hối lộ. Nhưng “nếu một đại tá (không nằm trong danh sách thăng chức) muốn trở thành trung tướng, ông ấy có thể phải chi tới 30 triệu nhân dân tệ (4,8 triệu USD)”, nguồn tin cho biết.
Các vị trí cấp cấp hơn trong quân đội cũng được bán với giá hàng ngàn nhân dân tệ, các nguồn tin trên nói thêm.
Các quan chức quân đội từng hối lộ để được thăng chức đã bị thẩm vấn, nhưng ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc chưa quyết định liệu có hạ cấp, giải ngủ hoặc truy tố họ hay không vì có quá nhiều người liên quan, các nguồn tin trên cho hay.
Ông Gu đã bị cách chức trước khi bị các công tố viên quân đội truy tố, các nguồn tin cho hay, mặc dù không rõ chính xác điều đó xảy ra khi nào. Bộ quốc phòng Trung Quốc chưa có bình luận gì về các thông tin trên.
Kể từ khi trở thành Chủ tịch Ủy ban quân ủy trung tương - tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Trung Quốc - vào cuối năm 2012, ông Tập Cận Bình đã dành thời gian đi thăm các doanh trại quân đội, gặp gỡ các binh sĩ và tham dự các cuộc họp nhằm tăng cường đạo đức trong quân đội.

tintucso1

Lo lắng về sự sa sút trong quân đội, ông Tập đã cấm uống rượu, chi tiêu xa hoa và lãng phí trong một nỗ lực nhằm tăng cường sự sẵn sàng chiến đấu trong quân đội Trung Quốc giữa lúc các căng thẳng gia tăng với các láng giềng châu Á.
"Được nhiều nhân vật quyền lực bảo vệ"
Ông Gu đã bị điều tra về tội tham nhũng kể từ khi bị sa thải hồi năm 2002. Các nguồn tin cho biết việc truy tố ông Gu đã bị trì hoãn do ông Gu có nhiều nhân vật quyền lực “bảo vệ”.
Các nguồn tin hồi tháng trước cho biết ông Xu Caihou, 70 tuổi, người đã nghỉ hưu khỏi chức vụ phó chủ tịch Ủy ban quân ủy trung ương hồi năm ngoái và khỏi Bộ chính trị quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2012, đã bị quản thúc tại gia trong khi trợ giúp cuộc điều tra nhằm vào ông Gu.
Là một trong những người ủng hộ chính của ông Gu trong quá trình thăng tiến, ông Xu đã bị cáo buộc đã phớt lờ hoặc ít nhất là không báo cáo những việc làm được cho là sai trái của ông Gu.
Hồi tháng 1, tạp chí Caixin của Trung Quốc cho biết các nhân viên điều tra đã tịch thu nhiều đồ vật giá trị, trong đó có một bức tượng Mao Trạch Đông bằng vàng ròng, từ biệt thự của ông Gu ở tỉnh Hà Nam.
Ông Gu còn thuê các nhà văn làm giả các tài liệu lịch sử về các thành tích cách mạng của cha mình để giúp ông có lợi thế dòng dõi, và thậm chí còn xây cả một "Nghĩa trang Cách mạng" cho cha mình trong khu vực.
Các nhân viên điều tra còn thu giữ hàng triệu nhân dân tệ tiền mặt, vài kg vàng ròng và khoảng 10.000 chai rượu quý tại nhà riêng của ông ở tỉnh Hà Nam.
Một bài bình luận đăng tải ngày 1/4 trên tờ nhật báo chính thức của quân đội Trung Quốc cho biết phiên tòa xét xử ông Gu có thể sẽ được xử kín vì liên quan tới các bí mật quốc gia, mặc dù bản án chưa được công bố.
Việc mua bán các vị trí trong quân đội không phải là điều bí mật, nhưng báo chí Trung Quốc luôn tránh đề tài nhạy cảm này.

tintucso1

An BìnhTổng hợp

Mátxcơva ngưng giảm giá khí đốt cho Ukraine, Nato tập trận sát Nga

Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga hôm nay 1/4 tuyên bố sẽ chấm dứt giảm giá khí đốt cho Kiev, trong khi Ukraine nhất trí tham gia tập trận quân sự chung với Nato ở sát biên giới Crimea, vùng vừa sáp nhập vào Nga.


Nga sẽ ngưng ưu đãi cho Ukraine về khí đốt.

tintucso1

Tổng giám đốc Gazprom Alexei Miller cho biết Ukraine giờ đây sẽ phải trả 385,5USD cho 1.00m3 khí đốt, thay vì giá 268,5 USD như trước. “Giá giảm này sẽ không được áp dụng nữa”, ông Miller ra tuyên bố cho biết. “Điều này là do phía Ukraine không có khả năng trả các món nợ từ năm 2013 và không trả đầy đủ cho việc cung cấp hiện nay”.
Giá khí đốt ưu đãi trước đó do Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Yanukovych ký kết vào tháng 12/2013, dưới dạng hỗ trợ tài chính cho chính quyền của ông Yanukovych trước khi ông bị phế truất.
Giới phân tích nhận định mặc dù việc tăng giá này đã được dự đoán nhưng vẫn là một đòn giáng mới đối với nền kinh tế Ukraine, vốn đang cần sự cứu trợ của quốc tế để thoát khỏi bờ vực sụp đổ.
Ukraine tập trận cùng Nato
Trong khi đó, quốc hội Ukraine hôm nay lại phê chuẩn quyết định tham gia tập trận quân sự chung với Mỹ và các nước Nato khác ở các khu vực “sát sườn” Nga, trong đó có Biển Đen, nơi có bán đảo Crimea vừa được Nga cho sáp nhập.
Ukraine không phải là thành viên Nato nhưng đã là “đối tác đặc biệt” của liên minh này vào năm 1997 và đã từng tham gia tập trận chung với nhiều quốc gia thành viên kể từ đó.

tintucso1

“Đây là cơ hội tốt để phát triển các lực lượng vũ trang của chúng ta”, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Mykhailo Koval phát biểu trước quốc hội. Cuộc tập trận sẽ kéo dài trong khoảng từ tháng 7 tới tháng 10, ở quanh hai cảng Odessa và “dọc các vùng biển của Biển Đen”.
Tuyên bố được đưa ra khi các ngoại trưởng Nato đang nhóm họp ở Brussels vào ngày 1/4 để tìm cách củng cố biên giới miền đông Ukraine.
Trong cuộc họp 2 ngày thường kỳ của 28 bộ trưởng, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ Kerry, Nato chính thức xác nhận ngưng hợp tác với Nga. Quyết định này đã được đưa ra từ 5/3 vừa qua sau khi Ukraine mất kiểm soát Crimea vào lực lượng binh sỹ thân Nga.
Nato đã không loại trừ khả năng đặt các căn cứ quân sự lâu dài tại các nước Baltic,giáp giới với Nga, phá vỡ cam kết với Nga từ những năm 1990.
“Chúng tôi không thể thực thi mọi thứ như bình thường với Nga”, Douglas Lute, đại sứ Mỹ tại Nato cho hay.
Nato nghi ngờ Nga chưa rút quân khỏi biên giới Ukraine
Mặc dù Ukraine cho biết một phần binh sỹ Nga đã rút khỏi biên giới giáp phía đông nước này, nhưng Nato lại “ không thể xác nhận” được điều này.
Ukraine và Mỹ trước đó cáo buộc Nga đã điều động hàng ngàn quân ở gần biên giới và bày tỏ lo ngại Nga có ý định “chiếm” các vùng miền đông nam Ukraine, nơi có một lượng lớn người dân tộc Nga sinh sống.
Tuy nhiên, văn phòng Thủ tướng Đức Merkel khẳng định ông Putin đã đích thân thông báo với bà Merkel về việc rút quân qua cuộc điện đàm giữa họ vào thứ hai vừa qua. Ngoài ra, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier gọi động thái là “dấu hiệu nhỏ cho thấy tình hình đang giảm căng thẳng”.

tintucso1

Vũ Quý
Tổng hợp

Máy bay do thám lạ rơi trên đảo Hàn Quốc gần hải giới Triều Tiên

Một máy bay do thám không người lái lạ đã rơi xuống một hòn đảo của Hàn Quốc gần biên giới tranh chấp trên biển với Triều Tiên, gây ra một cuộc điều tra về việc liệu máy bay có phải từ Triều Tiên hay không, một quan chức Bộ quốc phòng Hàn Quốc ngày 1/4 cho biết. 

tintucso1


Chiếc máy bay do thám rơi trên đảo Baengnyeong.
Chiếc máy bay đã rơi xuống đảo Baengnyeong, gần biên giới trên biển phía tây với Triều Tiên, vào khoảng 4 giờ chiều ngày31/3 giờ địa phương.
Một quan chức quân đội Hàn Quốc cho hay, Bộ quốc phòng nước này đang cố gắng xác minh chiếc máy bay do thám bị rơi từ đâu đến và có mục đích gì, và cũng đang xem xét liệu nó có liên quan tới các hoạt động gián điệp của Triều Tiên hay không.
Quan chức giấu tên trên đã từ chối tiết lộ thêm các thông tin chi tiết.
Chiếc máy bay do thám lạ được tìm thấy sau khi Triều Tiên bắn hơn 100 quả đạn pháo vào các vùng biển Hàn Quốc trong khuôn khổ một cuộc tập trận ngày 31/3, khiến Hàn Quốc phải nã đạn pháo đáp trả.
Hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc giấu tên cho biết chiếc máy bay do thám dài 2-3 m, bao gồm một động cơ của Nhật và các bộ phận của Trung Quốc, cùng một chiếc camera nhỏ.
Yonhap cũng đưa tin chiếc máy bay do thám rơi hôm qua tương tự một chiếc khác được tìm thấy tại một thành phố biên giới hồi cuối tháng trước.

tintucso1

Hồi năm ngoái, Triều Tiên đã công bố một đoạn video quay cảnh các máy bay do thám thông thường được cải tiến để xâm nhập các mục tiêu đã ấn định trước, nhưng Bình Nhưỡng được tin là không có các máy bay do thám có thể tiến hành các cuộc không kích hoặc các chuyến bay do thám tầm xa.
Các máy bay do thám loại nhỏ, được điều khiển từ xa có thể được sửa chữa để mang các carama video hoặc các thiết bị giám sát khác.
An Bình

Thể thao

Pháp luật

Nội thất- Phong thuỷ

 
Copyright © 2014 Trang tin tức