Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Hạ viện Nga hủy thỏa thuận hạm đội Biển Đen với Ukraine

Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga ngày 31/3 đã bỏ phiếu hủy thỏa thuận giữa Mátxcơva và Kiev về hạm đội Biển Đen, đồng thời đình chỉ việc thanh toán tiền thuê căn cứ hải quân Sevastopol cho Ukraine cũng như ngừng việc xóa nợ cho nước này.

Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ không trả tiền thuê cho Ukraine
Thủ tướng Nga Medvedev thăm Crimea
Thủ tướng Nga Medvedev thăm Crimea
Theo kênh truyền hình RT, hạ viện Nga đã bác tổng cộng 4 thỏa thuận về địa vị của căn cứ hải quân tại Sevastopol, bao gồm thỏa thuận năm 1997 giữa Mátxcơva và Kiev, mà theo đó Nga chính thức tiếp nhận một phần của hạm đội Biển Đen thời Xô Viết và bắt đầu thuê căn cứ hải quân Sevastopol từ Ukraine, cũng như thỏa thuận năm 2010 về việc gia hạn thuê tới năm 2042, kèm theo lựa chọn gia hạn thêm 5 năm.
Trong khuôn khổ các thỏa thuận này, hàng năm Nga phải chi trả cho Ukraine 526,5 triệu USD để thuê căn cứ này, cũng như xóa nợ cho Kiev 97,75 triệu USD để đổi lại quyền sử dụng vùng nước, tần số liên lạc và bồi thường cho các tác động môi trường mà hạm đội Biển Đen gây ra.
Ngoài số tàu thuyền, hải quân Nga được phép đóng quân với tối đa 25.000 binh sỹ, 24 hệ thống pháo binh, 132 xe thiết giáp và 22 máy bay quân sự trên lãnh thổ Crimea.
Các nghị sỹ quyết định, việc Crimea được sáp nhập vào Nga chính là yếu tố dẫn tới các thỏa thuận bị hủy bỏ, và Nga không còn có nghĩa vụ phải thanh toán tiền thuê.
Do thỏa thuận ngày 18/3, vốn khẳng định khu vực Biển Đen là một phần của Liên bang Nga, “chủ thể của thỏa thuận Nga - Ukraine sẽ không còn tồn tại”, chủ tịch Ủy ban Duma về cộng đồng các quốc gia độc lập Leonid Slutsky khẳng định.

“Từ nay trở đi địa vị pháp lý và tình trạng của hạm đội Biển Đen đóng quân tại thành phố Sevastopol sẽ bị điều chỉnh trong khuôn khổ hiến pháp của Liên bang Nga”, ông Slutsky tuyên bố và xem cuộc bỏ phiếu có “tính lịch sử”.
tintucso1

Tổng cộng 443/450 nghị sỹ đã bỏ phiếu ủng hộ quyết định này, vượt xa mức tối thiểu cần thiết 226 phiếu. Tuy nhiên, theo luật pháp Nga, một đạo luật như vậy trước hết cần được Hội đồng liên bang, hay Thượng viện, bỏ phiếu trước khi được thực thi. Dự kiến trong hôm nay, Thượng viện Nga sẽ có phiên họp bất thường để bỏ phiếu về vấn đề này.
Thứ Sáu tuần trước, Bộ ngoại giao Nga đã gửi một công hàm tới đại sứ quán Ukraine tại Mátxcơva để thông báo tới phía Ukraine việc dự thảo luật nêu trên đã được Tổng thống Putin đệ trình lên quốc hội. Công hàm cũng nêu rõ ý định của Nga trong việc chuyển giao các khí tài của Ukraine còn đang giữ tại Crimea.

tintucso1

Cùng ngày, Bộ trưởng ngoại giao của chính phủ mới tại Ukraine Evgeny Perebiynis khẳng định với báo giới rằng “trong trường hợp phía Nga bác bỏ các thỏa thuận này, hạm đội cua Nga có mặt tại Crimea sẽ là phi pháp”.
Thanh Tùng
Theo RT

Đăng nhận xét

Thể thao

Pháp luật

Nội thất- Phong thuỷ

 
Copyright © 2014 Trang tin tức